Sunday 5 December 2010

Những Cách Thức Trả Giá


December 03, 2010

Những Cách Thức Trả Giá

ANDREW NHÂN LƯU-Việt Tribune

Phần 2

Trong khi người Việt chúng ta gọi “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, người Mỹ thường “take it easy” trong tháng 12. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì trong tháng 12 hầu như mọi người đều nghĩ đến những ngày lễ cuối năm, và nhiều hãng xưởng “shut down” hay nhân viên thường xin nghỉ “bắt cầu” liền tù tì từ Giáng Sinh cho đến sau Tết Tây. Đây chính là thời điểm lý tưởng nhất để… xem phim! Thật vậy, không có gì lí thú cho bằng khi bên ngoài thời tiết lạnh lẽo, ướt át, và u ám bạn ngồi trong nhà ấm áp trước màn ảnh TV rộng và “catch up” những phim mà trong năm bạn không có thì giờ để xem, nhất là khi trên tay bạn còn cầm thêm một ly rượu vang! Nhân nhắc đến phim, tôi xin mạn phép giới thiệu một số phim ngoại quốc vô cùng đặc sắc nhưng không được nhiều người chú ý đến để quý bạn thưởng thức trong những ngày nghỉ lễ cuối năm.
BLISS (Thổ Nhỉ Kỳ, 2007): Dựa theo tiểu thuyết của Zulfu Livaneli, “Bliss” nói về một cô gái 17 tuổi bị hiếp dâm và sau đó bị gia tộc của chính cô kết án tử hình để bảo vệ danh dự của dòng họ (honor killing) theo truyền thống của người Hồi giáo. Một người anh bà con xa được giao phó nhiệm vụ thi hành bản án trên đường dẫn cô đến Istanbul. Nhưng mọi chuyện xảy ra không như dự định. “Bliss” cho ta thấy sự xung đột giữa xưa và nay, giữa sự tiến bộ của xã hội và những hủ tục tại Thổ Nhỉ Kỳ, một quốc gia Âu châu theo đạo Hồi, và nhất là sức mạnh chinh phục của tình yêu.
QUIET CHAOS (Ý, 2009): Một người đàn ông hối hận vì đã vắng mặt khi vợ của ông chết bất ngờ trong một tai nạn; và như để chuộc tội cũng như để gần gũi với cô con gái 10 tuổi, ông đưa con đến trường và ở lại đợi đón con về, thay vì đi vào sở làm. Trên băng ghế công viên trước cửa trường, ông đã suy nghiệm về nỗi đau mất vợ, và mối liên hệ của ông đối với cô con gái, với những người thân trong đời sống và những người bạn đồng nghiệp. Tài tử hàng đầu của Ý Nanni Moretti (“The Son’s Room”) diễn xuất thật tuyệt vời trong vai người đàn ông trong phim bản do chính ông phóng tác từ cuốn tiểu thuyết mang cùng tên của Sandro Veronesi.
MADEMOISELLE CHAMBON (Pháp, 2010):Nếu trong suốt năm nay bạn chưa xem một phim nào cả, tôi nghĩ bạn chỉ cần xem “Mademoiselle Chambon” là cũng đủ lắm rồi. Một cuộc tình trong thoáng giây giữa một người đàn ông đã có vợ và cô giáo tiểu học của cậu con trai của ông thật sự không phải là một đề tài nóng bỏng, hấp dẫn, hay mới lạ gì cả, thế mà qua tài diễn xuất “trên cả tuyệt vời” của Sandrine Kiberlain (“For Sale”) và Vincent Lindon (“Welcome”), vốn trước kia là vợ chồng thật ngoài đời, và trong một phim bản hết sức tinh tế của đạo diễn Stéphane Brizé, người xem cảm nhận được nỗi xót xa khôn nguôi của những người yêu nhau phải xa lìa nhau. Một câu nói rất hay vẫn còn vướng mắc trong tâm trí tôi mà nhân vật của Kiberlain nhắn nhủ với người tình, “Don’t say if you don’t do it.”
Quý bạn có thể tìm mua DVD của hai phim đầu trên amazon.com hay mướn qua Netflix.com. Riêng “Mademoiselle Chambon” sẽ được phát hành dưới dạng DVD và Blu-ray vào ngày 7 tháng 12 tức thứ Ba tuần tới.
Trở lại với đề tài địa ốc, tôi xin trình bày tiếp về một vài phương pháp trả giá tức “bargaining techniques”, dựa theo cuốn sách mang tên “Starting Out – The Complete Home Buyer’s Guide” của Dian Hymer.

Hình Minh họa. Getty Images

“Take It or Leave It”:
Nhiều người mua nhà không thích trả giá cù cưa và nộp “offer” với giá cao nhất của họ ngay từ đầu, ngầm bảo người bán rằng thuận giá thì bán, không thuận giá… thì đi chỗ khác chơi tức “take it or leave it”. Điều này xét ra có hại nhiều hơn là có lợi. Đa phần người bán thích kèo nài thêm chút đỉnh trên giá người mua “offer”, trong khi người mua lại thích được bớt chút đỉnh từ giá “list” của người bán. Lúc nào cũng muốn được lợi về phần mình vốn dĩ là “DNA” của con người thành thử phương pháp trả giá này không cho người mua “đất” để thương thảo thêm. Tốt nhất người “buyer’s agent” nên nói chuyện trước với người “listing agent” để tìm hiểu xem người bán có chấp nhận lối trả giá “nói với tôi một lời” này hay không. Tuy nhiên, phương pháp trả giá “take it or leave it” có thể hữu ích đối với những người mua nộp “offer” thấp hơn giá “list”, nhưng thật sự đó là giá cao nhất mà họ có thể vói đến. Trong trường hợp này, thông thường người “buyer’s agent” sẽ viết kèm theo “offer” một lá thư giải thích cho người bán hiểu rằng người mua rất thích căn nhà, và ước gì trả cao hơn nhưng đây là “highest and best offer” mà người mua có thể cáng đáng và cho người bán khoảng 1 tuần để hồi âm. Nếu trong 1 tuần mà không nhận được “offer” nào khác, người bán có thể chọn “offer” của bạn hay quyết định tiếp tục chờ.
Trả Giá Cao, Nhượng Bộ Ít:
Khi bạn muốn mua một căn nhà đã được kêu giá bán sát với giá thị trường, bạn nên trả giá cao gần bằng giá mà người bán đòi hỏi (asking price) và cơ hội mua được nhà của bạn sẽ rất cao. Thí dụ như khi giá bán là $350,000 và bạn trả giá $345,000, “offer” của bạn được xem là “strong offer” bởi vì sự cách biệt quá nhỏ. Nếu người bán muốn “play game” với bạn, họ có thể “counter” lại $348,000 hay nhất định không xuống giá một xu. Đây có thể được xem như một ván bài quyết định “được ăn cả, ngã về không”. Bạn nên thận trọng xem xét có đáng để mua hụt căn nhà chỉ vì 5 hay 3 ngàn không, hay bạn có thể nhích lên chút đỉnh, chẳng hạn như $346,000, nếu bạn cũng cảm thấy “in the mood to play game”! Nên nhớ rằng trả giá là quá trình để người bán và người mua tiến đến gần nhau và hy vọng cuối cùng sẽ gặp nhau tại một điểm, chứ không phải đẩy 2 người càng lúc càng cách xa thêm. Bạn nên nhớ kĩ nguyên tắc số 1 này của sự mặc cả, trả giá. Khi nào bạn cảm thấy giá bán và giá mua càng lúc càng cách biệt nhau, bạn phải ngừng ngay việc thương thảo (negotiation) vì bạn đã đi lạc hướng rồi. Vả lại, bạn không nên trả giá chỉ vì bạn muốn trả giá để được lợi về phần mình mà thôi (xin đọc lại đoạn trên), và quên đi mục đích chính, hay nói theo người Mỹ “the bigger picture”, đó là bạn muốn mua căn nhà.
Phương pháp trả giá còn nhiều, bài viết lần này đã dài. Thôi thì tôi xin hẹn tiếp tục lần sau vậy!

Andrew Nhân Lưu (DRE #01400203), một REALTOR® cộng tác lâu năm với công ty địa ốc Tuscany Real Estate Services với chủ trương “Biến khách hàng thành bạn, bạn thành khách hàng. Và bạn không để bạn thất vọng!”® , đã giúp rất nhiều thân chủ thành công trong việc mua và bán nhà “bank owned” và “short sale” cũng như nhà “regular sale” trong những năm gần đây. Xin liên lạc trực tiếp với Andrew Nhân Lưu tại AndrewL@TuscanyRE.com hay tại (408) 896-7388 khi quý bạn đọc có những nhu cầu, thắc mắc về địa ốc, hay có những ý kiến đóng góp về bài viết này. Quý bạn cũng có thể đọc bài này trên www.viettribune.com trong mục Địa Ốc, hay nghe bài này qua sự diễn đọc của Thanh Phương trong chương trình “Địa Ốc Cuối Tuần” phát thanh trên KVVN-AM 1430 thứ bảy 9-10 AM và 8-9 PM, và chúa nhật 1-2 PM.

source

Viet Tribune Online

No comments:

Post a Comment