Monday 29 November 2010

Những Cách Thức Trả Giá


November 26, 2010

Những Cách Thức Trả Giá

ANDREW NHÂN LƯU/Việt Tribune

Phần 1
Lễ Tạ Ơn là dịp các người thân trong đại gia đình cũng như bạn bè cùng tề tựu và sum hợp. Dĩ nhiên chuyện người ta nghĩ đến trước tiên khi quay quần bên nhau là việc nấu nướng và ăn uống. Chính vì thế, các nhà xuất bản thường đợi đến gần ngày lễ Tạ Ơn để tung ra thị trường những sách nấu ăn (cookbooks). Năm nay có 3 cuốn sách nấu ăn rất “nặng ký” (nghĩa bóng lẫn nghĩa đen vì mỗi cuốn nặng gần 5 pounds) vừa được phát hành là “The Sunset Cookbook”, “Williams-Sonoma Cooking at Home” và “The Essential New York Times Cookbook: Classic Recipes for a New Century”. Ngoài sức nặng đáng kể, cả ba còn có chung những đặc điểm sau đây: mỗi quyển có hơn 1,000 công thức nấu ăn (recipes), riêng “The New York Times Cookbook” có hơn 1,400 công thức; đều là “con nhà nòi” xuất thân từ những cơ sở tiếng tăm như nhật báo hàng đầu nước Mỹ “The New York Times”, tạp chí “Sunset” lừng danh về trang hoàng nhà cửa, ăn uống và đời sống của miền Tây, và hệ thống tiệm bán vật dụng nhà bếp thuộc loại “high-end” Williams-Sonoma; đều là những công trình tốn rất nhiều công sức và thời gian, chẳng hạn như “Sunset Cookbook” là sự tuyển chọn từ kho tàng sưu tập trong 110 năm, hay Chuck Williams, 95 tuổi, người sáng lập của hệ thống tiệm Williams-Sonoma, đã mất 18 năm để hoàn tất cuốn “William-Sonoma Cooking at Home”, hay Amanda Hesser, tác giả của “The New York Times Cookbook”, đã mất 6 năm trời để tuyển chọn từ bộ sưu tầm công thức hơn 150 năm của báo “The New York Times”. Điều thú vị nhất về 3 quyển sách nấu ăn này là ngoài những công thức nấu ăn không giản dị quá mà cũng không cầu kỳ quá, người đọc còn có dịp tìm hiểu về nghệ thuật nấu nướng, ẩm thực và lịch sử của các món ăn. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm một chút nữa về đất nước Hoa Kỳ, đúng như câu nói “có thực mới vực được đạo”.
Tuy tuần này là thời gian của lễ lạc và “ăn chơi”, tôi xin mạn phép bàn về một vài phương cách trả giá, dựa theo cuốn sách mang tên “Starting Out – The Complete Home Buyer’s Guide” của Dian Hymer. Bài viết này sẽ kéo dài trong nhiều phần, và trình bày nhiều chiêu thức trả giá khác nhau mà tùy theo từng hoàn cảnh một bạn có thể uyển chuyển áp dụng khi bạn quyết định viết “offer”:
Trả thấp và nhảy cao:
Chiêu thức này hữu hiệu nhất khi thị trường chậm chạp như lúc này. Đây là cơ hội rất tốt để bạn có thể “dìm giá” đối với những căn nhà đã nằm lâu trên thị trường (“DOM” là chữ viết tắt của “Day on Market” trên “MLS listing”). Một “rule of thumb” mà bạn cần lưu ý rằng khi người mua trả dưới 10% giá người bán đòi hỏi, “offer” ấy được xem như là “low-ball offer”. Thật sự mà nói, “low-ball” hay không còn tùy theo góc cạnh nào bạn nhìn vấn đề; nếu người bán để giá “trên trời” (một tình trạng khó xảy ra trong thời gian này) chắc chắn “offer” của bạn sẽ bị xem là “low-ball”, nhưng nếu so với giá thị trường hiện tại “offer” của bạn có thể được xem như “strong offer”. Lý do tôi nêu ra cái gọi là “low-ball offer” là vì có nhiều người bán từ chối “counter” lại những “low-ball offers”, thường là khi thị trường đang đi lên tức trong thời kỳ “seller’s market”, hay căn nhà ấy thật là “hot” và có nhiều người ngắm nghé, dẫn đến tình trạng “multiple offer”.

Hình minh họa. Getty Images

Một điều quan trọng khác là trong thời gian này mà bạn lưu ý là “offer” của bạn phải được kèm theo lá thư “pre-qualification approval” từ ngân hàng và “proof of funds” tức những văn kiện chứng minh bạn có sẳn tiền cho “down payment”. Khi bạn nộp “offer” thấp hơn giá bán nhằm dành khoảng cách để trả giá, hay nói theo người Mỹ là dành “some room to breathe”, bạn may mắn nếu người bán chấp nhận ngay “offer” của bạn, hay “counter” lại với một giá mà bạn cảm thấy thoải mái, vì mọi chuyện dễ dàng và êm xuôi. Tuy nhiên, nếu người bán “counter” lại với giá cao hơn giá mà bạn muốn trả, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định vì lúc này “the ball is in your court” theo lối nói của dân mê bóng đá. Nếu đây là căn nhà bạn thật sự yêu thích và không muốn mất cơ hội mua, bạn nên “counter” lại “counter” với sự tăng giá nhảy vọt, nhưng vẫn còn thấp hơn giá “counter” của người bán. Cơ hội người bán bằng lòng bán với giá “counter” của bạn chắc chắn sẽ cao hơn là khi bạn tăng giá nhỏ giọt. Trước khi tạm dừng bút trong bài viết tuần này, tôi chân thành cảm tạ sự ưu ái và ủng hộ mà các bạn đọc và thân chủ đã dành cho tôi trong suốt thời gian qua. Mong rằng tất cả quý vị được nhiều hạnh phúc, an lành và vui vẻ trong những ngày lễ cuối năm, và cầu mong sao tất cả chúng ta sẽ có đủ niềm tin và nghị lực để vượt qua những khó khăn, thử thách của đời sống trong thời gian này, như câu nói “Tough times never last, but tough people do” của Robert Schuller. Andrew Nhân Lưu (DRE #01400203), một REALTOR® cộng tác lâu năm với công ty địa ốc Tuscany Real Estate Services với chủ trương “Biến khách hàng thành bạn và bạn thành khách hàng”® , đã giúp rất nhiều thân chủ thành công trong việc mua và bán nhà “bank owned” và “short sale” cũng như nhà “regular sale” trong những năm gần đây. Xin liên lạc trực tiếp với Andrew Nhân Lưu tại AndrewL@TuscanyRE.com hay tại (408) 896-7388 khi quý bạn đọc có những nhu cầu, thắc mắc về địa ốc, hay có những ý kiến đóng góp về bài viết này. Quý bạn cũng có thể đọc bài này trên www.viettribune.com trong mục Địa Ốc, hay nghe bài này qua sự diễn đọc của Thanh Phương trong chương trình “Địa Ốc Cuối Tuần” phát thanh trên KVVN-AM 1430 thứ bảy 9-10 AM và 8-9 PM, và chúa nhật 1-2 PM.
source
Viet Tribune Online

Saturday 27 November 2010

Chính phủ Obama đổi ý về những vụ xiết nhà


November 26, 2010

Chính phủ Obama đổi ý về những vụ xiết nhà

NN

NEW YORK – Chính phủ Obama đang có một chuyển hướng về những vụ xiết nhà.
Một năm trước đây, các viên chức chú trọng vào việc ngăn chặn làn sóng xiết nhà. Hiện giờ họ ca ngợi sự cần thiết của những vụ xiết nhà để tái xây dựng thị trường địa ốc.

Tuần trước, ông Phyllis Caldwell, người đứng đầu Phòng Bảo Về Quyền Sở Hữu Nhà thuộc Bộ Ngân Khố, nói trước một tiểu ban Quốc Hội rằng: “Một phần quan trọng để bảo đảm sự ổn định lâu dài trong thị trường là phải cho phép các bất động sản được bán lại cho các gia đình có khả năng mua chúng.”

Hình minh họa. Getty Images


Và tùy viên báo chí Tòa Bạch Ốc, Robert Gibbs, tháng trước nói với các phóng viên rằng nếu không có việc bán những căn nhà trong những vùng bị khó khăn “sự hồi phục trong thị trường địa ốc ngưng lại. Nó bị đóng băng.”

Nhưng khi ông Obama tiết lộ chương trình phòng ngừa xiết nhà của ông vào Tháng Hai 2009, ông nói những vụ điều chỉnh tiền vay là một đường lối then chốt để ngăn cuộc khủng hoảng địa ốc khỏi trầm trọng thêm. Sáng kiến của ông kêu gọi giảm bớt những khoản thanh toán hàng tháng của những người vay bị túng quẫn còn 31% lợi tức trước khi trừ thuế của họ.

“Chúng ta không phải chỉ giúp đỡ các chủ nhà có nguy cơ rơi xuống hố; chúng ta sẽ ngăn ngừa những láng giềng của họ bị kéo theo – khi những vụ ngưng trả nợ và những vụ xiết nhà đóng góp và việc làm giá trị nhà sụt giảm, và làm suy sụp giới kinh doanh địa phương, và mất mát việc làm,” ông Obama nói.

Sự đổi giọng báo hiệu chính phủ Obama đang nhìn nhận rằng chương trình điều chỉnh tiền vay của chính phủ đang sa lầy, các chuyên viên nói. Ngoài ra, chính phủ công nhận rằng các ngân hàng phải đối phó với những vụ không trả nợ đang gia tăng.

Không có gì phải nghi ngờ, chính phủ vẫn quan tâm tới việc giúp đỡ các chủ nhà tránh xiết nhà. Các viên chức đã đưa ra một loạt các sáng kiến trong năm 2010 nhằm trợ giúp những người thất nghiệp và các chủ nhà chìm dưới nước – những người nợ nhiều hơn giá trị căn nhà của họ.

Nhưng hiện giờ họ cũng lớn tiếng công nhận rằng những vụ xiết nhà phải tiếp tục để thị trường địa ốc trở lại bình thường. Và điều đó, phần nào, là lý do khiến chính phủ hiện không ủng hộ một sự ngưng chỉ xiết nhà trên toàn quốc, mặc dù có vụ tai tiếng về giấy tờ hiện đang khuấy động kỹ nghệ thế chấp nhà.

Chính phủ nói không có thay đổi trong cả trong chính sách lẫn giọng điệu chung quanh những vụ xiết nhà và thị trường địa ốc. Chương trình điều chỉnh tiền vay không hề có ý cứu vớt mọi chủ nhà và các viên chức luôn luôn công nhận vai trò của những vụ xiết nhà trong sự hồi phục của thị trường, theo một nữ phát ngôn viên Ngân Khố.

“Chúng tôi luôn luôn nghĩ muốn hồi phục đầy đủ thị trường địa ốc, cần phải có một số vụ xiết nhà xảy ra,” theo lời phát ngôn viên, bà Andrea Risotto.

Nhưng, các chuyên viên nói, giọng điệu của Tòa Bạch Ốc cũng công nhận rằng chương trình điều chỉnh tiền vay không đáp ứng được các mục tiêu lúc đầu là giúp tới 4 triệu người khỏi bị xiết nhà. Khoảng 496,000 người vay bị túng quẫn đã nhận được những điều chỉnh dài hạn tính tới hết Tháng Chín.

“Những gì mà hiện giờ họ nhận thức là có nhiều người vay không thể cứu vớt được và phải được di chuyển qua tiến trình xiết nhà,” theo lời bà Laurie Goodman, giám đốc cao cấp tại Amherst Securities.

Và họ phải nói điều này cho người Mỹ biết.

Các viên chức đang cố trấn an mọi người trước sự kiện rằng những vụ xiết nhà là cần thiết, theo Guy Cecela, chủ nhiệm của Inside Mortgage Finance, một bản tin kỹ nghệ.

Tuy nhiên, những điều đang được bàn tán có thể sẽ không đưa tới một sự thay đổi chính sách, theo ông Anthony Sanders, một giáo sư về tài chánh địa ốc tại George Mason University. Các viên chức chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ các biện pháp thay thế cho việc xiết nhà bởi vì chúng dễ được chấp nhận hơn.

“Chừng nào mà chính trị còn đóng một vai trò, họ sẽ tiếp tục làm điều đó,” ông Sanders nói. (nn)

source

Viet Tribune Online