Cập nhật 08/09/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
Khi nhà đầu tư "biến hình"
(TuanVietNam)-Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực chất là vay vốn ngân hàng trong nước để đầu tư là chính. Nếu dự án có sự cố gì thì ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến các ngân hàng này.
Không phủ nhận việc đầu tư nước ngoài FDI đã giúp Việt Nam giải được phần nào bài toán về nguồn vốn đầu tư, động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế quản lý dòng vốn cùng với áp lực tái cấu trúc nền kinh tế buộc chúng ta nhận diện rõ ràng những mặt trái của tấm huy chương.
Những năm gần đây, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã đạt mức trên 10 tỷ USD (với số vốn bên ngoài chuyển vào trên 8 tỷ USD) là con số lớn, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư cả nước và tạo ra đến 45% giá trị sản lượng sản phẩm công nghiệp.
Không phủ nhận việc đầu tư nước ngoài FDI đã giúp Việt Nam giải được phần nào bài toán về nguồn vốn đầu tư, động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế quản lý dòng vốn cùng với áp lực tái cấu trúc nền kinh tế buộc chúng ta nhận diện rõ ràng những mặt trái của tấm huy chương.
Những năm gần đây, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam đã đạt mức trên 10 tỷ USD (với số vốn bên ngoài chuyển vào trên 8 tỷ USD) là con số lớn, chiếm khoảng 1/4 tổng vốn đầu tư cả nước và tạo ra đến 45% giá trị sản lượng sản phẩm công nghiệp.
Ảnh: Minh Nguyệt |
Thế nhưng, các nguồn vốn này thường đầu mới được dành cho đầu tư các dự án thuộc loại "gia công". Tỷ lệ giá trị gia tăng của khu vực FDI trong công nghiệp lại chỉ đạt 40% MVA, chưa tạo nên hiệu quả vượt trội tương ứng, trong khi khu vực kinh tế Nhà nước tạo ra 18,5% giá trị sản lượng công nghiệp (giá thực tế), nhưng đã tạo ra tới 28% giá trị gia tăng ngành công nghiệp.
Sự cởi mở trong chính sách thu hút đầu tư đã được Chính phủ cũng như các bộ, ngành và địa phương thực hiện trong nhiều năm, đến nay bộc lộ không ít điểm yếu, nhất là sự quản lý các dòng vào - ra của vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiều dự án đăng ký là đầu tư nước ngoài, nhưng vốn gần hết là từ các ngân hàng trong nước. Hoặc ngược lại, có trường hợp doanh nghiệp trong nước, nhưng có tỷ trọng vốn nước ngoài khá lớn. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực chất là vay vốn ngân hàng trong nước để đầu tư là chính, còn vốn nước ngoài chuyển vào đầu tư không được bao nhiêu. Nếu dự án có sự cố gì thì ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến các ngân hàng này.
Tình trạng đầu cơ đất, "bán" dự án khá phổ biến khiến công tác quản lý tài nguyên và đất đai thêm khó khăn, thậm chí có dự án vốn tới 4,1 tỷ USD, nhưng vốn tự có (vốn pháp định hay vốn điều lệ) của chủ dự án chỉ 100 triệu USD. Nhiều dự án ảo, chậm triển khai đã bị các địa phương rút giấy phép đầu tư cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại.
Đặc biệt, do Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, ở khoản 1, điều 51 quy định về điều chỉnh dự án đầu tư, trong các yếu tố buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không đề cập đến trường hợp thay đổi chủ đầu tư, nên tại Đà Nẵng và nhiều địa phương khác, có hiện tượng nhà đầu tư khi đăng ký và được cấp phép thì để một thời gian dài rồi chuyển nhượng cho nhau, không phải trong nước mà chuyển nhượng tại nước ngoài. Sau đó nhà đầu tư "thứ phát" đến Việt Nam làm thủ tục đăng ký lại. Việc này gây ra tình trạng thất thu thuế và giảm sút hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước...
Còn theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.
Chiểu theo các điều luật này, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài "biến hình" vào các doanh nghiệp trong nước và chỉ phải đăng ký kinh doanh, thay vì lập dự án đầu tư.
Trên thực tế, nguy cơ của việc buông lỏng quản lý dòng vốn FDI đã có nhiều địa phương. Theo Sở KH&ĐT Hà Nội, Hà Nội có khoảng gần 800 doanh nghiệp "trót" cấp theo Nghị định 139 nêu trên, với vỏ là doanh nghiệp Việt Nam, ruột là doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ chúng đi đâu, làm gì không ai biết được.
Để quản lý các doanh nghiệp FDI, Hà Nội đã "lách luật" làm theo cách riêng, từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% vốn điều lệ và do đó sở KH&ĐT Hà Nội đã phải hầu 4 vụ kiện ra tòa hành chính vì từ chối cấp đăng ký kinh doanh sai quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung cũng nhấn mạnh sự bức xúc này: "Về quan điểm tự do kinh doanh thì không ai phản đối, nhưng khi đụng chạm đến lợi ích quốc gia trên từng địa bàn thì rõ ràng quy định của chúng ta có vấn đề... Trong góp vốn, mua cổ phần, chúng ta không kiểm soát được dòng tiền nếu như thực hiện theo quy định tại Nghị định 108...".
Để trốn thuế và tạo cạnh tranh không lành mạnh, các DN có vốn nước ngoài cũng không ngần ngại biến hóa con số. Có tới 50% doanh nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ trong khi không ít DN vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động. Phần lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài.
Đó là những hiện tượng không bình thường, cho thấy có hiện tượng lạm dụng chính sách ưu đãi và cơ chế "chuyển giá", gây thiệt hại cho NSNN và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
...Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, ngoài những bất cập nêu trên về luật định, cần phải kể đến tình trạng phân cấp đến chia cắt "cát cứ" và trình độ quản lý, thẩm định dự án chưa tương xứng, sàng lọc kém các dự án, nên đã thu hút các dự án chưa được chuẩn bị kỹ... Rút cuộc, người chịu thiệt lại chính là nền kinh tế Việt Nam, nơi đã cởi mở rải thảm đỏ về chính sách để đón luồng vốn này. Kì vọng về dòng vốn FDI gắn với mở mang thị trường, chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và kinh tế vỡ như bong bóng xà phòng.
source
http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/38534/khi-nha-dau-tu--bien-hinh-.html
No comments:
Post a Comment