Thursday 30 July 2009

Thị Trường Địa Ốc Chạm Đáy và Đi Lên

July 30, 2009

Thị Trường Địa Ốc Chạm Đáy và Đi Lên

Andrew Lưu-Việt Tribune

Tuần lễ vừa qua, gia đình chúng tôi có đại tang khi bà nhạc của chúng tôi qua đời đột ngột tại Việt Nam. Vợ và con của chúng tôi đã tức tốc về Việt Nam khi hay tin bà bệnh nặng, tuy nhiên vì thủ tục làm giấy thông hành mất nhiều thì giờ khi vợ và con chúng tôi vừa về đến Sài Gòn thì nhận được hung tin từ Quảng Ngãi cho biết bà đã vừa nhắm mắt lìa đời. Thật là đau đớn cho vợ và con của chúng tôi bay nửa vòng trái đất mà không kịp nói với mẹ và bà ngoại lời vĩnh biệt cuối cùng. Bài học rút tỉa từ việc này: nên làm “passports” sẵn cho tất cả mọi người trong gia đình vì chúng ta không thể đoán trước được khi nào ta cần chúng.

Nhà bán tăng lên tại vùng Bay Area.

Trước khi chúng tôi gặp vợ của chúng tôi, chúng tôi đã là “single father” một thời gian dài sau khi cuộc hôn nhân đầu tiên gãy đổ. Trong thời gian ấy, chúng tôi đã quen với đời sống độc thân, lủi thủi sống một mình trong những ngày trong tuần, sáng đi làm rồi chiều về nhà một mình, và đợi cuối tuần rước con về chơi. Từ ngày gặp vợ của chúng tôi, chúng tôi trở lại với đời sống gia đình, sáng đi làm chiều về sum hợp với vợ con bên bửa ăn tối, rồi sau đó bù đầu vào công việc nhà. Tuy nhiên, nếu có ai hỏi chúng tôi muốn đánh đổi những khó nhọc của cuộc sống gia đình để hưởng lại những ngày độc thân lúc trước, tha hồ đi dự hết đại hội điện ảnh này đến đại hội điện ảnh khác thì câu trả lời là không. Chính vì chúng tôi đã được “domesticated” hay thuần hóa kỹ như thế, những ngày gần đây sáng đi làm, chiều về nhà không “có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền” (“Người Tình Không Chân Dung”, nhạc: Hoàng Trọng, lời: Dạ Chung), chúng tôi cảm thấy hụt hẩng vô cùng. Tuy chưa đến đổi “đập cổ kính ra, tìm lấy bóng/xếp tàn y lại, để dành hơi” (Vua Tự Đức), chúng tôi mới hiểu được thế nào là tình yêu. Bài học rút tỉa từ việc này: đành rằng cuộc sống trên đời là hữu hạn và không có mối tình nào có thể tồn tại mãi mãi, chúng ta hảy sống trọn vẹn và yêu thương trọn vẹn trong giây phút hôm nay khi chúng ta còn có nhau vì ngày mai không ai biết sẽ ra sao. Bài viết “Địa Ốc & Đời Sống” lần này có vẻ nặng về đời sống hơn là địa ốc. Điều này cũng dễ hiểu: đời sống là chính, địa ốc chỉ là một phần của đời sống mà thôi. Nếu không có một gia đình hạnh phúc, “a house” không thể trở thành “a home” được bao giờ! Trở lại với địa ốc, một tin vui cho những ai đã mua được nhà trong thời gian gần đây: thị trường địa ốc đã rớt chạm đáy và bắt đầu đi lên trở lại. Một bài viết mang tựa đề “Recovery Signs in Housing Market Stir Some Hope” (có thể được tạm dịch là “Dấu Hiệu Hồi Phục Trong Thị Trường Địa Ốc Gây Hy Vọng”) của ký giả David Streitfeld đăng trên nhật báo “The New York Times” số ra ngày 29 tháng 7 vừa qua đưa tin rằng Case-Shiller Price Index, bảng báo cáo về giá nhà được nhiều người quan tâm đến nhất, cho biết số nhà “cũ” (existing houses) sang tay đã gia tăng liên tiếp 3 lần, trong khi số nhà mới bán trong tháng 6 đã gia tăng với số phần trăm cao nhất trong vòng 8 năm trở lại đây. Bài viết này còn trích dẫn lời tuyên bố của Mark Fleming, kinh tế gia trưởng của First American CoreLogic, một công ty chuyên về dữ kiện, “We’ve found the bottom” (tạm dịch “Chúng ta đã chạm đáy”). Bài báo cũng trích dẫn một câu trong bài nghiên cứu của John E. Silvia, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Wells Fargo, “Recession is over, economy is recovering – let’s look forward and stop the backward-looking focus” (tạm dịch “Sự trì trệ đã chấm dứt, kinh tế đang phục hồi – hãy nhìn về phía trước và không chú tâm nhìn về phía sau nữa”). Ngoài ra, bài viết của hai ký giả A.P. là Alan Zibel và Alex Veiga mang tựa đề “Bargain-hunters snap up new homes in U.S.” (tạm dịch “Những người thích ‘ngon bổ rẻ’ mua nhà mới nườm nượp tại Hoa Kỳ”) đăng trên nhật báo “San Jose Mercury News” số ra ngày 28 tháng 7 trích dẫn lời tuyên bố của David Resler, kinh tế gia trưởng của Nomura Securities, “The worst of the housing recession is now behind us” (tạm dịch “Tình trạng trì trệ tệ hại nhất của thị trường địa ốc nay đã đi qua”), một lần nữa khẳng định sự tiến triển khả quan của thị trường địa ốc, nhất là đối với nhà mới. Nhờ ảnh hưởng của mức tiền lời thấp và “tax credit” của chính phủ, số nhà mới bán trong tháng 6 đã gia tăng cao nhất trong vòng 8 năm nay như chúng tôi vừa trình bày ở trên. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là nền kinh tế Hoa Kỳ đã hoàn toàn thoát khỏi cơn suy thoái hay “out of the woods” như lối nói của người Mỹ; thật ra con đường hồi phục còn rất dài và gian nan. Riêng tại Silicon Valley, với nạn thất nghiệp đóng ở mức 11.8%, rất nhiều người trong chúng ta còn đang rất chật vật với đời sống hàng ngày. Chúng tôi cầu mong sao những người đó có đủ can trường để chống chọi với những khó khăn của đời sống và gặp thật nhiều may mắn. Đôi khi đánh mất đi một điều gì đó mới làm cho chúng ta biết trân quý những gì chúng ta đang có! Andrew Nhân Lưu, một REALTOR® cộng tác lâu năm với công ty địa ốc Tuscany Real Estate Services, đã giúp rất nhiều thân chủ thành công trong việc mua nhà “bank owned” và “short sale” trong thời gian gần đây. Xin liên lạc trực tiếp với Andrew Nhân Lưu tại andrewl@tuscanyre.com hay (408) 896-7388 khi quý bạn đọc có những nhu cầu, thắc mắc về địa ốc, hay có những ý kiến đóng góp về bài viết này.
SOURCE
Viet Tribune Online

Người dân tự “quyết” phần nội thất: mừng và lo

Ngày 30.07.2009 Giờ 14:30

Người dân tự “quyết” phần nội thất: mừng và lo

Bằng việc quản lý cả phần nội thất, công tác quản lý xây dựng của cơ quan chức năng được cho là can thiệp sâu vào việc xây dựng nhà ở của dân, thay vì chỉ nên quản lý chung. Sau nhiều ý kiến tranh cãi, đặc biệt là với sự tác động từ hội thảo do báo Pháp Luật TPHCM tổ chức về “Xây dựng sai phép – nguyên nhân và giải pháp” vào tháng 2.2009 vừa qua, bộ Xây dựng vừa khẳng định nhà nước không nên can thiệp sâu vào việc xây dựng nhà của dân. Cụ thể, nhà nước chỉ cần quản lý về cốt nền, chiều cao, kiến trúc đô thị… Riêng phần nội thất, người dân hoàn toàn có thể tự “quyết” trong quá trình xây dựng (báo Pháp Luật TP.HCM ngày 9.7.2009).

Phần nội thất, người dân hoàn toàn có thể tự “quyết” trong quá trình xây dựng. Ảnh: Hồng Thái

Khẳng định trên của bộ Xây dựng rõ ràng đã “cởi trói” cho công tác quản lý vốn bị cho là “ôm rơm rặm bụng” suốt thời gian vừa qua, tạo nhiều cơ hội cho cán bộ “phức tạp” (lời của bộ trưởng bộ Xây dựng Trần Hồng Quân trên báo Pháp Luật TP.HCM ngày 9.7.2009), giúp người dân cảm thấy nhẹ nhõm và chủ động hơn trong việc xây dựng ngôi nhà của chính mình. Điều này cũng phù hợp với tiêu chí “quản lý phải là chỗ dựa cho sáng tạo” như ý kiến của KTS Nguyễn Văn Tất (Pháp Luật TP.HCM ngày 21.2.2009). Tuy nhiên trước sự mừng của không ít người vẫn còn đó nỗi lo chung.

Thứ nhất, ai cũng biết việc hình thành một ngôi nhà hoàn toàn không đơn giản, phải trải qua nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều cá nhân từ thiết kế, xin phép, thi công… Một ngôi nhà được xem là tạm “ổn” trước tiên phải thích dụng với chủ nhà và có thẩm mỹ theo sự nhìn nhận của xã hội, nhất là của người có nghề. Để được như vậy, nhân tố tiên quyết cần có là một người thiết kế có nghề; sản phẩm của họ khi đó là một bản thiết kế tương đối hoàn chỉnh. Và một thiết kế hoàn chỉnh thì càng ít (bị) thay đổi càng tốt (tất nhiên trong quá trình xây dựng, những điều chỉnh nhỏ là chuyện rất bình thường và phổ biến).

Việc thay đổi nội thất hoàn toàn không đơn giản chỉ là nới rộng thêm phòng, dời chỗ cầu thang, đổi hướng bếp, thêm bớt nhà vệ sinh… như nhiều người vẫn tưởng. Bởi lẽ, những thành phần nội thất trong ngôi nhà luôn cần có bố cục hợp lý, mối quan hệ chặt chẽ. Thay đổi một bộ phận này sẽ ảnh hưởng nhất định đến bộ phận khác và đến tổng thể ngôi nhà. Người thiết kế chuyên nghiệp thường ít mong muốn bản thiết kế của mình bị thay đổi dẫn đến ngôi nhà là “đứa con tinh thần” của mình bị “dị dạng”. Cho nên, với việc người dân (vốn không có nghề) được tự “quyết” (có thể thay đổi vô tư) phần nội thất trong thi công, vô hình trung dễ dẫn đến tình trạng phi hợp lý trong bố cục, dây chuyền công năng, thẩm mỹ… của ngôi nhà – điều cả chủ nhà và người thiết kế không muốn xảy ra.

Một ngôi nhà được xem là tạm “ổn” trước tiên phải thích dụng với chủ nhà và có thẩm mỹ theo sự nhìn nhận của xã hội. Ảnh: Hồng Thái

Thứ hai, một nhà thầu thi công chuyên nghiệp thông thường ít muốn thay đổi thiết kế. Bởi lẽ, thay đổi thiết kế thường dễ dẫn đến sự “lằng nhằng” trong hợp đồng thi công, và tất nhiên ảnh hưởng đến chuyện nhạy cảm nhất là… vấn đề tài chính! Tuy nhiên, không riêng gì TP.HCM, hoạt động xây dựng nhà ở riêng lẻ hiện nay hết sức phức tạp, nhà thầu thi công hết sức “đa dạng” trong khi chính cơ quan chức năng cũng khẳng định việc quản lý hoàn toàn không dễ và không xuể. Lực lượng “nhà thầu” không chuyên nghiệp này (vốn muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường) luôn muốn thiết kế thay đổi. Đơn giản, bởi đó chính là cơ sở để tính toán phát sinh, dù rằng thay đổi theo hướng đơn giản (có lợi hơn cho thi công) hay phức tạp hơn.

Nói chung, trong mọi trường hợp thay đổi thiết kế, yếu tố bất lợi luôn bị đẩy về phía chủ nhà. Cho nên, với việc được phép tự “quyết” phần nội thất trong thi công, để tránh rắc rối cho mình, người dân cần biết “chọn mặt gởi vàng” từ khâu thiết kế đến thi công bằng cách tìm đến những đơn vị và cá nhân hành nghề chuyên nghiệp.

Cuối cùng, như đã nói, việc thay đổi nội thất luôn kéo theo sự thay đổi bố cục tổng thể, và ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến kết cấu ngôi nhà. Dời vị trí một cầu thang, thay đổi hình thức kiểu dáng, “nâng lên” hoặc “hạ xuống” (thay đổi chiều cao) nền, sàn… ngoài việc đòi hỏi giải pháp về kiến trúc, cần có giải pháp kết cấu phù hợp. Cũng vậy, việc thêm bớt phòng ốc cũng ảnh hưởng nhất định đến tải trọng chung, tính bền vững của ngôi nhà, sự an toàn thi công và quá trình sử dụng. Cho nên với việc không can thiệp sâu vào nội thất khi cấp phép và quản lý xây dựng, cơ quan chức năng tuy được xem là “cởi trói” cho người dân và cho chính mình, song hoàn toàn có lý do để lo rằng trách nhiệm của cơ quan chức năng không vì thế mà nhẹ hơn (?!).

KTS LÊ CÔNG SĨ
Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Hồng Anh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh)

Thay đổi nội thất luôn kéo theo sự thay đổi bố cục tổng thể, và ít nhiều ảnh hưởng nhất định đến kết cấu ngôi nhà. Ảnh: Hồng Thái

Nhà nước chỉ cần quản lý về cốt nền, chiều cao, kiến trúc đô thị… Ảnh: Hồng Thái

---------------------------------------------------------------------------------------
source
http://www.sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=54854&fld=HTMG/2009/0730/54854

Tuesday 28 July 2009

Mặt bằng ngã tư “đẹp” chưa chắc tốt

Ngày 28.07.2009 Giờ 14:05

Mặt bằng ngã tư “đẹp” chưa chắc tốt

SGTT - Giá cho thuê mặt bằng ngã tư vốn luôn cao hơn giá thuê mặt bằng trên cùng con đường từ 50 – 300% và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Thế nhưng từ đầu năm đến nay khá nhiều vị trí đẹp ở các góc ngã tư liên tục trong tình trạng bị trả lại nhà, hoặc đổi chủ kinh doanh

Vị trí đẹp nhưng doanh thu không cao

“Lô cốt” tại ngã ba CMT8 và Hồ Xuân Hương chắn mặt tiền của một công ty bán điện thoại và cửa hàng kính mắt. Ảnh: Lê Quang Nhật

Mặt bằng có bề ngang lớn hơn 5m, tại giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai — Lý Thái Tổ có thể xem là vị trí đẹp nhất nhì khu vực này với góc nhìn ra các tuyến đường quanh vòng xoay Hùng Vương, Nguyễn Văn Cừ, Trần Phú. Thế nhưng thời gian qua mặt tiền này liên tục đổi từ cửa hàng thời trang nữ sang trang phục lót, qua thời trang nam và mới đây nhất lại chuyển sang một công ty nước ngoài. Một nhân viên từng bán hàng thời trang tại đây kể: “Cửa hàng rộng vậy, khách qua lại tấp nập từ sáng đến chiều tối, lại không bị cây che, không bị trạm điện thoại chắn, góc đường này cũng không bị kẹt xe… mà doanh thu thua cả cửa hàng nhỏ hơn (trong cùng hệ thống) ở những tuyến đường một chiều”.

Nhờ vị trí đẹp nên mặt bằng này chưa bị để trống. Chỉ có điều đa phần người thuê không thể trụ lại lâu vì kinh doanh kém hiệu quả, mà bản thân nhiều người không lý giải được tại sao.

Bà Nguyễn Thị Phương, người kinh doanh môi giới mặt bằng đưa ra nhận xét riêng: “Bất cứ tiêu chí nào để chọn mặt bằng kinh doanh thì cửa hàng này đều đạt. Tuy nhiên chú ý kỹ sẽ thấy, mặt tiền này hơi lùi vào trong so với vách nhà bên phải một chút. Chỉ một chút đó thôi, nếu đi theo chiều thuận bên phải thì sẽ khó thấy cửa hàng từ xa, nếu nhìn từ các con đường chung quanh sẽ thấy rất dễ — nhưng lại khó rẽ vào do xe cộ lưu thông liên tục. Vị trí đẹp nhưng doanh thu không cao là vậy”.

Mặt tiền góc ngã tư CMT8 và Võ Văn Tần cũng ở vào vị trí đẹp, bề ngang rộng, ngôi nhà to bề thế, nhưng cũng liên tục đổi chủ kinh doanh từ két sắt, sang điện thoại, sang thiết bị viễn thông… Những chủ kinh doanh có kinh nghiệm thuê mặt bằng ngán ngại vị trí này ở điểm duy nhất: đường Võ Văn Tần lưu thông một chiều, nên khách chỉ có thể ghé vào mua sắm nếu đi theo hướng CMT8 từ quận 1 xuống quận 3, còn nếu đi theo các chiều khác thì ghé vào cửa hàng đều không thuận. Nhất là xe ô tô càng khó, càng dễ bị thổi phạt.

Trăm sự vì “lô cốt”

Sự thay đổi chiều lưu thông xe cộ, thiết lập các lô cốt, đào đường… đã làm thay đổi giá trị mặt tiền của các góc ngã tư khá nhiều. Hàng loạt cửa hàng điện máy điện tử khu ngã tư Bảy Hiền đã lâm vào tình trạng vắng khách hơn ba tháng nay. Có nơi đã đổi sang chủ mới, có nơi tiếp tục cầm cự và treo bảng sang tiệm cả chục ngày vẫn chưa tìm được chủ mới.

Ông Trần Văn Hoàng, một chủ cửa hàng điện máy ở khu vực này cho biết: sau lần đổi thành tuyến đường lưu thông một chiều và biến ngã tư Bảy Hiền thành vòng xoay, cửa hàng góc ngã tư này vốn sầm uất với ngành điện tử điện máy, buôn bán máy móc nay chỉ còn lại vài cái. Nhờ giá thuê mặt bằng giảm một chút nên nhiều tiệm bánh cuốn, bún, quần áo bình dân chen vào; nhưng nay “lô cốt” chắn ở góc CMT8, chắn trên đường Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt thì chắc khó ai trụ vững.

Cửa hàng thời trang trẻ em góc ngã tư Trần Hưng Đạo — Nguyễn Biểu cũng vậy. Nhờ né một bên cây xăng, nên cửa hàng khá tiện cho khách tấp xe vào mua, nhưng hơn ba tháng qua đã phải tạm ngưng kinh doanh vì đoạn hẹp ngay trước lề trở thành tuyến duy nhất cho xe hai bánh luồn lách qua. Dãy quán ốc nổi tiếng góc đường Trần Hưng Đạo, Huỳnh Mẫn Đạt cùng một số tiệm ăn khác nay cũng phải đóng cửa vì “lô cốt”.

Ông Nguyễn Huy, nhà kinh doanh thời trang có ba nhãn hiệu dành cho người lớn, trẻ em và tuổi teen với hơn 20 cửa hàng tại TP.HCM nói thêm: tình trạng thay đổi chủ liên tục ở các góc ngã tư thời gian qua còn bị chi phối bởi cò mặt bằng. Hơn 50% mặt bằng ngã tư là có cò chen vào, kích giá lên 50 — 100%. Và do cung không đủ cầu nên họ dễ dàng tìm được khách mới thuê. Nhưng chỉ sau một thời gian, thấy doanh thu không đủ bù chi phí đành phải trả mặt bằng…

B.Thảo

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail5.aspx?ColumnId=5&newsid=54681&fld=HTMG/2009/0726/54681

Sunday 26 July 2009

Vật liệu xây dựng: Tăng giá để bù lỗ lúc ế

Ngày 25.07.2009 Giờ 12:46

Vật liệu xây dựng: Tăng giá để bù lỗ lúc ế

SGTT - Trong khi các nhà thầu, chủ đầu tư, vựa cung ứng VLXD lo lắng, than phiền giá tăng nhưng ông Tô Duy Mẫn, trưởng phòng kinh doanh công ty gạch ngói Đồng Nai (ĐN) cho biết, “từ đầu năm đến nay gạch Đồng Nai đã giảm giá ba lần, còn so với năm ngoái lại giảm đáng kể từ 1.500đ/viên gạch ống xuống chỉ còn 1.000đ/viên”.
Bên cạnh mặt hàng chính quy trên, gạch ĐN còn có chủng loại gạch xây Alpha giá rẻ, hiện chỉ 720đ/viên, “đây là mặt hàng đưa vào cạnh tranh ở phân khúc thị trường mà ĐN đã không quan tâm trong những năm qua”, ông Mẫn nói tiếp. Thế nhưng giá bên ngoài thị trường vẫn tăng, có phải vì đang mùa xây dựng? Ông Mẫn nói, hiện rất nhiều dự án lớn nhỏ đều đã khởi động, nhu cầu rất lớn nên “có thể theo tôi, họ tiên báo sự lạm phát sẽ diễn ra, rồi giá nhiên liệu tăng nên làm cho giá cả thị trường tăng; chứ gạch Đồng Nai rất nhiều, đủ bảo đảm nhu cầu hiện nay và sắp tới”.
Nhưng có đơn vị buộc phải tăng giá, “từ đầu năm đến nay gạch xây của Thạch Bàn tăng giá ba lần, mỗi lần 50đ/viên”, ông Nguyễn Công Định, giám đốc chi nhánh công ty Thạch Bàn tại TP.HCM nói. Cụ thể, từ 480đ/viên tăng lên 630đ/viên loại 80 x 80 x 180mm. Lý do năm 2008 giá giảm theo ông Định là “khủng hoảng thị trường xây dựng, nhà máy ngưng hoạt động, công nhân phải nghỉ việc... để cạnh tranh trên thị trường nên phải giảm giá và lỗ; nay cầu đang tăng, giá gạch tăng và đã có lãi để bù đắp”.

Đối với thép, gần đây giá liên tục tăng, trong tháng 7.2009 nhiều doanh nghiệp tăng từ 300.000 — 400.000đ/tấn. Cụ thể giá thị trường, thép cuộn 11,6 — 11,8 triệu đồng/tấn; thép cây 11,85 — 12 triệu đồng tấn tuỳ thương hiệu. Ông Đỗ Duy Thái, tổng giám đốc công ty Thép Việt nói, “dù hiện tại cung nhiều hơn cầu nhưng giá nhiên liệu, giá xăng dầu và mọi thứ đều tăng nên thép thành phẩm tăng”.
Ông Vũ Tiến Nghi phó chủ tịch hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, công suất của toàn ngành hiện đã lên tới 7 triệu tấn/năm, thêm khoảng 700.000 tấn thép nhập khẩu; trong khi nhu cầu trong nước chỉ chừng 3,8 — 4 triệu tấn/năm; cho thấy cung lớn hơn cầu, ngay cả ước tính năm 2009 tiêu thụ chỉ tăng khoảng 3 — 5% so năm 2008. Những tháng đầu năm 2009, mức tiêu thụ giảm chỉ còn 1/3 so cùng kỳ năm 2008, kéo theo giá bán giảm xuống, thậm chí thấp hơn giá thành để trả lương công nhân...
Sang đến quý 2/2009, thị trường xây dựng khởi sắc lại, giá nguyên liệu đầu vào các loại tăng giá nên các doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán để bù đắp các chi phí.

Nguyễn Tâm

source

http://www.sgtt.com.vn/detail41.aspx?ColumnId=41&newsid=54579&fld=HTMG/2009/0723/54579

Công trình xây dựng dân dụng đội giá

Ngày 26.07.2009 Giờ 08:26

Công trình xây dựng dân dụng đội giá

SGTT - Chi phí nhân công, giá một số loại vật liệu xây dựng và đặc biệt là phí vận chuyển tăng khiến cho nhiều công trình dân dụng bị đội giá từ 10 đến 15%

Khan hiếm nhân công

Nhân công: tăng giá thuê vẫn khó tìm. Ảnh: AQ

Điều đang làm các nhà thầu “đau đầu” chính là nhân công. Ông Hoàng Gia Lộc, một thầu xây dựng lâu năm cho biết: “Công ty tôi hiện thiếu trầm trọng cả lao động phổ thông lẫn lao động có tay nghề. Giá thuê nhân công so với đầu năm tăng từ 15 — 20%”.

Ông Quốc, giám đốc một công ty tư vấn thiết kế xây dựng tại khu Phạm Văn Hai, Tân Bình chìa ra tấm bảng lương của những công nhân đang làm việc cho mình, chỉ tay vào một cái tên, nhăn mặt “ông này là phụ, mà phụ “trơn”, có nghĩa là chưa biết làm gì ngoài vác đồ, xúc cát, trộn hồ đơn giản, mà lương đã 90.000đ/ngày, thợ vừa vừa lương phải 120.000đ/ngày, còn thợ hiện đang được xem là chính của tui, tay nghề chưa thật sự xuất sắc đã 150.000đ/ngày. Lương thì cao ngất vậy mà kiếm tay thợ ưng ý hoài cũng không ra”.

Điều đáng nói là vừa qua nhiều chủ thầu đã bỏ qua khoản tăng giá nhân công này khi tính chi phí công trình để rồi, như ông Quốc tính: “Giá các loại vật liệu tăng cao sau cơn sốt vừa qua, ít nhiều cũng đã cho giới chủ thầu nhiều kinh nghiệm xương máu, nên hầu hết chỉ tập trung đối phó với vấn đề này trong hợp đồng, ít ai quan tâm đến giá thợ, chỉ khi đối mặt mới té ngửa. Với những công trình biệt thự, chỉ cần tăng 5 triệu/tuần trên tổng lương phải trả, trung bình thời gian thi công là 5 tháng, khoảng 20 tuần nhân cho 5 triệu thì nhà thầu mất đứt cả trăm triệu”.

Riêng về vật liệu xây dựng, các vật liệu như ximăng, gạch, cát, đá từ đầu năm đến nay nhiều loại tăng giá, trong đó thép tăng giá mạnh. Thép xây dựng đã bốn lần tăng giá với tổng mức tăng hơn 1,5 triệu đồng/tấn. Một điều bất ngờ nằm ngoài tính toán của nhiều nhà thầu là chi phí vận chuyển vật liệu tăng. Do giá xăng tăng liên tục, tuỳ theo mức độ xa gần mà chi phí cho một chuyến xe chở vật liệu (loại năm khối) hiện tăng từ 50.000 — 150.000đ một chuyến so với đầu năm.

Giải pháp cả hai cùng chịu

Dù vậy, mức trượt giá chi phí xây dựng này vẫn nằm trong tính toán của nhiều nhà thầu nên tình hình chưa đến nỗi căng thẳng. Và tuỳ theo thực tế cũng như thoả thuận trong hợp đồng mà nhà thầu và chủ nhà cùng đi đến những giải pháp khác nhau. Ông Nguyễn Văn Bắc, giám đốc công ty Vietcity cho biết “Khi thảo hợp đồng chúng tôi luôn cộng thêm phần trượt giá. Như tình hình hiện nay giá vật liệu và nhân công tăng 10% so với đầu năm, vẫn nằm trong dự đoán. Nếu giá cả tiếp tục tăng thì chúng tôi chấp nhận hoà vốn cho đến lỗ”.

Ông Linh, một chủ thầu khác cho biết, trước khi ký hợp đồng đã thoả thuận với chủ nhà khi giá tăng khoảng 10% thì bên nhà thầu phải chịu, phần tăng thêm chủ nhà sẽ chịu trả thêm tiền.

Ông Trần Lê Quốc Bình chủ công ty Qbi cho biết “Cách giải quyết mỗi công ty khác nhau, riêng công ty tôi có thoả thuận với khách hàng, khi giá vật liệu tăng 5% thì hai bên sẽ cùng ngồi bàn lại hợp đồng. Tuy nhiên để lấy thêm được khoản tiền này còn phụ thuộc vào thiện chí của chủ nhà”.

Biến động giá vật liệu, chi phí xây dựng diễn ra liên tục khiến cho một số chủ công trình cũng rút ra được kinh nghiệm riêng cho mình. Ông Nguyễn Hoàng Minh, một người đã xây dựng vài công trình nhà ở cho biết: “Trong xây dựng thường gặp những biến động về giá cả nên người xây nhà phải có những cách để tìm ra giải pháp có lợi nhất cho mình. Theo quy luật khi vào mùa xây dựng, nhất là thời điểm từ quý ba trở đi, giá vật liệu xây dựng và giá vật liệu hoàn thiện luôn luôn tăng cao. Chính vì vậy khi xây nhà, phần thô tôi sẽ ký với nhà thầu khởi công vào đầu năm, khi giá vật liệu còn ổn định, chưa tăng. Cũng vào thời điểm này tôi tìm hiểu các nhà cung cấp vật liệu hoàn thiện và chọn cho mình các nhà cung cấp tốt nhất, đặt cọc để giữ giá ngay từ đầu năm”.

Thu Thuỷ - M. Triết

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&newsid=54581&fld=HTMG/2009/0723/54581

Lựa Chọn Một Nơi Để Sống

July 24, 2009

Lựa Chọn Một Nơi Để Sống

Andrew Lưu-Việt Tribune

Tạp chí “Money” số tháng 8, 2009 có chủ đề chính (cover story) là “100 Best Places to Live in America”. Tiêu chuẩn tuyển chọn, dựa theo kết quả của cuộc thăm dò của CNNMoney.com, bao gồm những điều sau: nhiều công việc làm, ít tội phạm, giá nhà rẻ, nhiều nơi để giải trí ngoài trời, và trường học tốt. Danh sách 100 nơi tốt nhất để ở tại Hoa Kỳ chỉ kể đến các thành phố nhỏ với dân số từ 8,500 đến 50,000 mà thôi.

Nhà tại thành phố Louisville, Colorado .Getty Images

Đứng đầu bảng là Louisville, Colorado với 18,800 dân, giá nhà trung bình là $325,000, thuế thổ trạch trung bình là $1,590, và tỷ lệ thất nghiệp là 6%.
Đứng nhì bảng là Chanhassen, Minnesota với 23,000 dân, giá nhà trung bình là $310,00, thuế thổ trạch trung bình là $3,500, và tỷ lệ thất nghiệp là 6.1%.
Đứng thứ ba là Papillion, Nebraska với dân số khoảng 22,000, giá nhà trung bình là $200,000, thuế thổ trạch trung bình là $4,000, và tỷ lệ thất nghiệp là 4.5%.
Trong danh sách này, chúng tôi nhận thấy có 3 thành phố nhỏ của California được xếp hạng: đứng hạng 70 là Walnut thuộc quận hạt Los Angeles với dân số khoảng 31,000, đứng hạng 82 là Rancho Santa Margarita, một trong những thành phố trẻ tuổi nhất của quận Cam, với khoảng 50,000 dân, và cuối cùng là Clayton đứng hạng 87 thuộc quận hạt Contra Costa với khoảng 11,000 dân.
Tạp chí “Money” đề nghị 5 điều chúng ta cần quan tâm đến khi lựa chọn một nơi để ở:
1. Gần thành phố lớn: Khi giá nhà lên cao như khoảng 6 năm trước, nhiều người phải mua nhà tại những nơi xa xôi cách “Silicon Valley” nơi họ làm việc hàng mấy giờ lái xe như Tracey, Stockton, Patterson và ngay cả Merced vì giá nhà tại những nơi này còn thấp hơn so với giá nhà tại quận hạt Santa Clara. Tuy nhiên, chính những thành phố này đã trở thành “nghĩa địa xiết nhà” khi cơn khủng hoảng tín dụng và địa ốc xảy ra gần đây. Theo Trulia.com, giá nhà tại Antioch (cách San Francisco 45 dậm) tuột 37% trong vòng 12 tháng qua, trong khi giá nhà tại Walnut Creek (cách San Francisco 25 dậm) tuột 18%. Cách lựa chọn: So sánh thời gian di chuyển (commute times) trung bình giữa những thành phố bạn dự định ở và nơi bạn làm việc bằng cách vào yahoo map, google map, hay zillow.com. Cách tốt nhất là bạn chạy thử giữa nơi bạn chọn ở và nơi làm việc trong giờ bạn đi làm bình thường hàng ngày để xem tốn mất bao nhiêu thì giờ.

2. Trường học tốt: Cha mẹ có con nhỏ lúc nào cũng muốn tìm những khu vực có trường học tốt để ở thành thử giá nhà tại những khu này không bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cơn khủng hoảng địa ốc xảy ra. Các bạn không có con nhỏ cũng nên để ý đến điều này vì đây là yếu tố bảo đảm sự an toàn và phát triển của tiền đầu tư của bạn vào căn nhà. Chúng tôi lúc nào cũng khuyên những khách hàng đầu tư mua nhà cho thuê nên tìm nhà tại các khu vực có trường học tốt vì giá thuê nhà tại đây bao giờ cũng cao hơn các khu vực khác, ngoài ra không sợ bị “vacant”, và sau này bán cũng dễ dàng và cao giá hơn. Cách lựa chọn: Vào schoolmatters.com và schooldatadirect.org để tìm hiểu điểm thi (test scores) và tỷ lệ tốt nghiệp của trường trong khu vực mà bạn chọn. Bạn nên tránh những trường học có điểm thi đang đi xuống.
3. Hạn chế trong việc xây thêm nhà mới: Giá nhà tại những thành phố có luật “zoning” chặt chẻ hạn chế tối đa việc xây thêm nhà mới thường ổn định hơn những nơi khác. Điều này cũng dễ hiểu thôi vì quy luật cung cầu. Nếu số cung không tăng, giá nhà sẽ tự động đi lên khi nhu cầu gia tăng. Cách lựa chọn: Liên lạc với thành phố hay quận hạt để xem kế hoạch xây cất như thế nào trên những vùng đất còn trống của thành phố. Dĩ nhiên càng xây thêm ít chừng nào càng tốt chừng đó.
4. Nhiều cơ sở thương mại càng tốt: Bạn nên tìm những thành phố có nhiều cửa tiệm tương đối không tệ lắm, nhà băng, nhà hàng, và những hãng xưởng “cao cấp” (chúng tôi muốn nói đến những công việc cần đến trí óc tức “white-collar” jobs) hơn là những thành phố chỉ có toàn nhà ở (bedroom towns) vì những thành phố này thu hút người có lợi tức cao. Vã lại, những thành phố này thường lo tốt về phương diện phúc lợi công cộng vì thành phố có nhiều tiền hơn nhờ nguồn “sales tax” dồi dào. Đây cũng là một trong những lý do mà một số thành phố tránh cửa hàng Walmart như tránh tà. Cách lựa chọn: Bạn nên liên lạc với văn phòng “assessor” tại địa phương để so sánh thử tỷ lệ thuế từ các cơ sở thương mại và thuế thâu từ thuế thổ trạch cá nhân như thế nào. Giáo sư môn kinh tế và địa ốc William Wheaton của đại học MIT khuyên nên chọn những thành phố có số thu nhập từ thuế của các cơ sở thương mại chiếm từ 25% đến 35%.
5. Nơi có nhiều hoa lá xanh tươi: Chọn những thành phố, khu vực có nhiều sân cỏ xanh tươi được giữ gìn tươm tất, sạch sẽ, nhiều công viên được bảo trì chu đáo, và đường xá không có ổ gà hay cỏ hoang và rác rưới đầy đường. Nói chung, bạn nên chọn những khu vực mà những người chủ nhà bỏ công chăm sóc nhà cửa của họ. Bạn nên tránh những khu vực có nhiều nhà bỏ hoang vì “foreclosure” hay những nơi có nhiều “apartments” cho mướn. Cách lựa chọn: Không gì hay bằng chính bạn đi đến tận nơi để quan sát. Chúng tôi đã đề cập đến những điều bạn cần quan sát trong một bài viết cách nay không lâu lắm.
Chúng tôi hy vọng bài viết này cung cấp cho quý bạn một số thông tin cần thiết để lựa chọn một nơi ở thích hợp và giá trị có thể gia tăng sau này.

Andrew Nhân Lưu, một REALTOR® cộng tác lâu năm với công ty địa ốc Tuscany Real Estate Services, đã giúp rất nhiều thân chủ thành công trong việc mua nhà “bank owned” và “short sale” trong thời gian gần đây. Xin liên lạc trực tiếp với Andrew Nhân Lưu tại andrewl@tuscanyre.com hay (408) 896-7388 khi quý bạn đọc có những nhu cầu, thắc mắc về địa ốc, hay có những ý kiến đóng góp về bài viết này.

source

Viet Tribune Online

Monday 20 July 2009

Vật liệu xây dựng đua nhau tăng giá

Vật liệu xây dựng đua nhau tăng giá

Đầu tháng 7 đến nay, hầu hết loại vật liệu xây dựng tại TP HCM tăng giá khiến cho ngành xây dựng và người dân đang xây, sửa nhà lo lắng.
> Xây nhà tránh giá thép tăng

Tổng công ty thép Việt Nam vừa có quyết định tăng giá thép cuộn và thép cây tại khu vực phía Nam thêm 30.000 đồng đến 180.000 đồng một tấn. Theo đó, giá thép cuộn giao tại nhà máy chưa có thuế là 10,57-10,62 triệu đồng một tấn, thép cây giá 11,09-11,19 triệu đồng.

Trên thị trường, các cửa hàng lớn nhỏ cũng đua nhau thay bảng giá. Chủ cửa hàng An Phú, quận Bình Tân cho biết, đầu tháng 7, các loại cát đá và sắt tăng giá rất nhanh do phí vận chuyển lên cao. Hiện nay, một m3 đất đá tăng từ 101.000 đồng lên 105.000 đồng.

Đại diện doanh nghiệp tư nhân Đoàn Kim Oanh, quận Phú Nhuận, cho biết, các loại thép cuộn và thép cây (liên doanh Việt-Nhật) đều được doanh nghiệp điều chỉnh tăng bình quân tương ứng 400.000 đồng và 300.000 đồng một tấn. Cụ thể, thép phi 6 và phi 8 từ 11,3 triệu đồng một tấn tăng lên 11,7 triệu đồng. Thép phi 12 hiện tại giá 12,2 triệu đồng một tấn so với trước đó 11,9 triệu đồng một tấn. Tương tự, thép phi 14 tăng từ 11,6 triệu lên 11,9 triệu; phi 16 là 11,7-12 triệu, phi 18 là 12,2-12,5 triệu...

Tại các cửa hàng nhỏ, giá thép bán lẻ đến tay người mua tăng mạnh hơn so với doanh nghiệp lớn. Chị Nhung, chủ cửa hàng vật liệu ở quận 6 nói, một kg thép cuộn hiện nay cửa hàng chị bán ra tăng khoảng 700 đồng, còn thép cây vượt thêm 500 đồng. Chủ cửa hàng này cũng cho biết thêm, giá cả nguyên liệu có chiều hướng tăng cao khiến cho sức mua tại cửa hàng bị giảm khoảng 5%.

Theo chị Trúc, chủ cửa hàng tại quận 5, giá thép xây dựng bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng khoảng 900 đồng một kg so với cuối tháng 6. Hiện giá thép xây dựng phi 16 và phi 18 (liên doanh Việt-Nhật) tại cửa hàng chị bán ra dao động ở mức 15.500-16.500 đồng một kg. Còn đá trộn bê tông tăng thêm 20.000 đồng một m3, lên 130.000 đồng. Các loại VLXD khác tăng nhẹ 2-3%.

Chị Trúc cho rằng, giá thép bán lẻ tại cửa hàng cao như vậy là do phải lấy hàng qua nhiều đại lý. Cửa hàng chị vốn không chuyên về sắt thép, chỉ bán xen kẽ với các loại VLXD khác. Thêm vào đó phí vận chuyển cao nên giá bán lẻ từng kg đến tay người mua phải ở mức cao. Giá thép rẻ nhất hiện nay là thép H-VUC 9.900 đồng một kg, trước đây chỉ khoảng 9.200 đồng.

Vật liệu xây dựng tăng giá khiến nhiều công trình gặp khó khăn. Ảnh: Kiên Cường

Chị Hương (quận Bình Tân) thở dài: “Trong tháng 6, vợ chồng tôi định, sơn sửa và lát lại toàn bộ gạch nền của căn nhà một trệt một lầu, thăm hỏi giá cả vật liệu đâu vào đấy ước tính số tiền dao động khoảng 40 triệu đồng". Thế nhưng gia đình chị cứ lu bu công việc, đến đầu tháng 7 mới bắt tay vào làm nhà được. Lúc này, bảng báo giá các loại vật liệu đều tăng lên 2-3 mức. Sửa xong căn nhà, tổng số tiền đã phát sinh thêm so dự kiến gần 50 triệu đồng.

Giá nguyên vật liệu trên đà leo thang khiến cho các công ty xây dựng cũng tỏ ra lo lắng và đau đầu không kém người dân. Ông Trần Quang Chính, Giám đốc công ty xây dựng Quang Chính chia sẻ: “Đây là thời điểm làm ăn gặp nhiều khó khăn, nhưng giá cả nguyên vật liệu lại đua nhau tăng càng thêm khó khăn hơn. Để giảm bớt rủi ro thiệt hại, công ty phải thuyết phục khách hàng ký hợp đồng theo từng giai đoạn hoặc hợp đồng mở, tức nhà đầu tư cùng chia sẻ khoảng chênh lệch với chúng tôi khi giá nguyên liệu tăng cao”.

Còn ông Lê Quang Tấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn cho biết: “Với tình hình giá cả vật liệu có xu hướng tăng cao như hiện nay, công ty đã phải tính toán và điều chỉnh lại toàn bộ các công trình đang thi công để hạn chế tối đa sự thua lỗ. Đồng thời, công ty cũng đang xem xét lại các dự án mới chứ không dám manh động".

Ông Tấn cũng lo ngại rằng, chi phí tăng cao không chỉ gây ảnh hưởng đến ngành xây dựng mà ngay cả việc đầu tư cũng sẽ bị giảm sút, kéo theo đó là sự tác động không tốt đến thị trường bất động sản.

Theo ông Đinh Sơn Hùng, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, giá cả vật liệu xây dựng tăng là do chịu sự tác động của quá trình điều chỉnh giá điện, xăng dầu và phôi thép thế giới. Do đó, các loại vật liệu, đặc biệt thép tăng giá là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, "Tăng giá vật liệu tại thời điểm này thì chưa hợp lý, bởi sẽ khiến cho chính sách bình ổn giá của Chính phủ bị xáo trộn, đồng thời tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản vừa mới được khôi phục", ông Hùng nói.

Ông Hùng kiến nghị, tạm thời Nhà nước nên bảo hộ mặt hàng vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép trong một thời gian bằng cách hỗ trợ các công ty sản xuất giảm bớt thua lỗ, ít nhất là hết năm 2009. Đến lúc đó nền kinh tế đã ổn định hơn, sự tăng giá của các mặt hàng vật liệu sẽ đỡ gây xáo trộn thị trường.

Lệ Chi

source

http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/07/3BA11297/

Ảnh hưởng khác biệt giữa bán nhà Short sale và để nhà bị Foreclosure?


July 17, 2009

Ảnh hưởng khác biệt giữa bán nhà Short sale và để nhà bị Foreclosure?

Trina Võ

Câu hỏi của anh Minh:
“Xin Trina giải thích giùm những ảnh hưởng khác nhau giữa hai trường hợp bán nhà Short sale và bị Foreclosure”.

Cám ơn anh Minh đã đặt cho Trina câu hỏi rất phổ biến này, câu trả lời ngắn gọn là nên cố gắng làm short sale thay vì bị kéo nhà (foreclosure).
Ðể giúp quý vị chủ nhà hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa bán nhà dưới giá nợ và bị kéo nhà, Trina xin trình bày một chút về vấn đề luật kéo nhà của tiểu bang California. Nước Mỹ có hai loại kéo nhà (foreclosures: Một là Non-judicial Foreclosure, và hai là Judicial Foreclosure). – Loại thứ nhất được dùng khi ngân hàng sử dụng quyền bán nhà “power of sale” đã được ghi sẵn trong giấy nợ nhà, Deed of Trust. Quyền này cho phép ngân hàng lấy lại nhà nhanh hơn, trong vòng hơn bốn tháng, nhưng không được đòi thêm tiền nợ từ chủ nhà nếu bị bán lỗ. – Loại thứ hai, Judicial Foreclosure, cho ngân hàng kiện chủ nhà để có sự đồng ý của tòa cho phép tịch thu nhà. Với phương pháp này thủ tục kéo nhà lâu hơn, nhiều khi cả năm, nhưng ngân hàng có quyền tiếp tục đòi tiền nợ với chủ nhà gọi là “deficiency judgment,” số tiền còn nợ lại với ngân hàng sau khi đã bán lỗ căn nhà.
California là tiểu bang của Non-judicial Foreclosure vì vậy ngân hàng sẽ không kiện tụng đòi nợ sau khi đã kéo nhà vì họ đã chọn cái quyền “power of sale” lấy lại nhà nhanh hơn.
Thông thường khi chủ nhà ngưng trả tiền nhà chừng hai hoặc ba tháng, ngân hàng sẽ gọi điện thoại hoặc gởi giấy về cho chủ nhà để thông báo vấn đề trễ tiền nhà. Nếu không có sự phản hồi của chủ nhà ngân hàng sẽ tiến hành gởi giấy kéo nhà. Trong tiểu bang California, vấn đề kéo nhà được chia ra làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ gởi giấy thông báo kéo nhà Notice of Default (NOD), nếu chủ nhà không tìm cách giữ căn nhà sau 90 ngày, giai đoạn thứ hai là gởi giấy thông báo bán đấu giá căn nhà gọi là Notice of Trustee Sale (NTS). Lúc này chủ nhà có 21 ngày để mua lại căn nhà. Nếu không có gì thay đổi, căn nhà sẽ được bán đấu giá. Phần đông ngân hàng là người mua lại căn nhà này, gọi là REO (real estate owned) hoặc là bank owned property. Phương pháp bán nhà dưới giá nợ (short sale) thì nhanh và dễ hơn. Khi không còn khả năng trả tiền nhà, thông thường chủ nhà đã bị trễ tiền nhà hai hoặc ba tháng và không còn tài sản gì giá trị cả, chủ nhà sẽ xin phép ngân hàng cho bán nhà short sale dưới giá nợ của ngân hàng. Nếu ngân hàng cảm thấy không bị lỗ quá, họ sẽ đồng ý cho bán nhà dưới giá nợ. Sau đây là là sự khác biệt ảnh hưởng đến tín dụng của chủ nhà giữa short sale và foreclosure theo luật hiện nay.
Ảnh hưởng đến mua nhà trong tương lai
Nếu chủ nhà chỉ có một căn nhà đang ở, cố gắng và thành công trong tiến trình bán nhà dưới giá nợ, ngân hàng sẽ cho chủ nhà mua nhà mới lại trong vòng 2 năm theo yêu cầu của Fannie Mae. Còn nếu để bị kéo nhà thì 5 năm sau mới được mua nhà. Nếu chủ nhà là nhà đầu tư, có hơn 1 căn nhà, mà làm thành công việc xin bán nhà dưới món nợ, thì cũng được mua nhà lại sau 2 năm. Nhưng nếu để bị kéo nhà thì 7 năm sau mới được mua nhà.
Ảnh hưởng đến tín dụng
Khi trả trễ tiền nhà, những tháng trễ sẽ hiện lên trên bảng điểm tín dụng (credit report), mỗi lần như vậy bị mất khoảng chừng 50 điểm. Và nếu xin bán nhà dưới món nợ thành công thì sẽ được ghi trong bảng điểm tín dụng là “Paid in full” hoặc là “Negotiated.” Sẽ bị ảnh hưởng từ 12 đến 24 tháng. Ngược lại nếu để bị kéo nhà, sẽ bị mất chừng 250 đến 300 điểm, và sẽ bị ghi vô bảng điểm tín dụng hơn 5 năm và sẽ nằm trong bảng tiểu sử cá nhân (public record) lên đến 10 năm. Ví dụ, chủ nhà có điểm tín dụng trung bình là 680 điểm. Nếu bán nhà dưới món nợ thành công thì sẽ bị mất chừng 100 điểm còn lại 580 điểm. Nhưng nếu bị kéo nhà sẽ bị mất 300 điểm, còn lại chừng 380 điểm. Chủ nhà sẽ rất khó mua hàng liên quan đến tín dụng trong thời gian dài.
Ảnh hưởng đến việc làm
Trong các công ty liên quan đến tài chánh hoặc quốc phòng, các chủ nhân thường hay coi qua bảng điểm tín dụng để sàng lọc trong việc nhận thêm nhân viên hoặc thăng chức cho nhân viên. Bán nhà dưới giá nợ không bị ghi trong bảng điểm tín dụng cho nên các chủ hãng không dùng nó trong việc sàng lọc nhân viên. Ngược lại việc bị kéo nhà và chữ “foreclosure” nằm trong bảng tín dụng sẽ ảnh hưởng không tốt cho nghề nghiệp của người chủ nhà, chưa kể đến việc sẽ bị đuổi việc nếu đang lo những công việc “nhạy bén” của công ty.
Ảnh hưởng đến việc trả nợ cho ngân hàng
Thông thường sau mỗi lần bán nhà dưới giá nợ thành công, ngân hàng ký giấy đồng ý không tiếp tục đòi nợ chủ nhà và gởi giấy xóa nợ 1099 đến cho chủ nhà và Sở Thuế IRS. Chủ nhà không còn phải lo lắng về tiền nợ ngân hàng. Ngược lại, trong những tiểu bang cho phép ngân hàng làm Judicial Foreclosure, ngân hàng tiếp tục đòi nợ cho đến khi nào chủ nhà trả lại tiền nợ. Nhiều lúc, số tiền này cộng lại nhiều hơn lúc đầu vì ngân hàng phải trả tiền lệ phí cho tòa, tiền luật sư, tiền lo giữ căn nhà, v.v…
Ảnh hưởng đến tâm lý chủ nhà và tình hình địa ốc địa phương
Khi tiến hành bán nhà dưới món nợ, chủ nhà chỉ bị làm phiền bởi những người muốn mua nhà khi họ vô coi nhà. Sau đó nếu mọi việc trôi chảy, chủ nhà sẽ tranh thủ dọn ra theo thời hạn qui định trong hợp đồng. Chủ nhà thường có thời gian chủ động trong việc dọn ra chỗ mới. Nhưng nếu để nhà bị kéo, ngân hàng thường xuất hiện đột ngột, dán giấy thông báo đuổi ra khỏi nhà.
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng lấy đồ đạc của chủ nhà bỏ ra ngoài đường làm cho chủ nhà bị hoảng loạn hơn. Nhiều khi chủ nhà lại bị tòa cho cảnh sát đến đẩy họ ra khỏi nhà. Cộng thêm, mỗi căn nhà bị kéo sẽ ảnh hưởng nặng đến những căn nhà xung quanh, không tốt cho cộng đồng.
Về vấn đề trả thuế cho tiền nợ, tất cả số tiền ngân hàng tha nợ sẽ được báo cáo lên sở thuế IRS và sẽ được coi như là income của chủ nhà. Tuy nhiên, năm 2007 Tổng Thống Bush đã ký thành luật được gọi Forgiveness Debt Relief Act of 2007 để giúp chủ nhà xóa nợ này mà không cần phải trả thuế. Dự luật thuế này hiệu lực từ Tháng Giêng năm 2007 đến Tháng Mười Hai 2009.
Luật này cho phép tất cả người nào có một căn nhà chính (primary residence) được khỏi phải khai thuế lên đến 2 triệu cho vợ chồng và 1 triệu đô nếu khai thuế riêng sau khi đã được ngân hàng xóa nợ. Tất cả các chủ nhà có 2 căn nhà trở lên, hoặc đã dùng tiền tái tài trợ để đầu tư làm ăn, mua xe hoặc đã dùng số tiền đó ngoài mục đích sửa chữa nhà, làm tăng giá trị căn nhà, thì không được giúp giảm thuế trong chương trình này. Tuy nhiên, nếu quý vị chủ nhà chứng minh được mình có nhiều nợ (debts) hơn tài sản (assets) thì có thể xin Sở Thuế giảm tiền đóng thuế. Quý vị chủ nhà nên tham khảo thêm với luật sư địa ốc hoặc chuyên gia khai thuế của mình để nắm rõ thêm vấn đề.
Vì những mặt tiêu cực ở trên trong việc bị kéo nhà, chính phủ đang khuyến khích chủ nhà tiến hành xin bán nhà dưới món nợ sau khi không còn khả năng tài chánh để giữ căn nhà. Quý vị chủ nhà nên nhanh chóng liên lạc với ngân hàng để xin bán nhà dưới món nợ. Ðồng thời liên lạc ngay với các nhân viên địa ốc có kiến thức hoặc kinh nghiệm về vấn đề short sale để tiến hành rao bán căn nhà. Nhân viên địa ốc sẽ hướng dẫn chủ nhà cách thức tiến hành xin bán nhà. Trong hai cái “tệ hại” quý vị nên chọn cái ít tệ hại hơn vì biết đâu sự cố gắng này sẽ giúp cho quý vị chủ nhà sớm ổn định lại cuộc sống để có được khả năng mua lại nhà sau này.

Quí vị đang điên đầu vì nợ nhà chồng chất trả không nổi, hay nhà đang bị nguy cơ bị nhà băng kéo, hoặc tất cả những khúc mắc về mượn nợ, mua bán nhà cửa? Xin đừng có quá lo lắng, hãy liên lạc ngay với Trina. Là một chuyên viêc địa ốc và làm loan chuyên nghiệp, Trina đã giúp cho rất nhiều quí vị giảm xuống mức thấp nhất với những chương trình loan modification, hoặc mua nhà short sale, hoặc bank owned với giá thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Địa chỉ email của Trina là trinav@tuscanyre.com hoặc cellphone là 408-828-7714

source

Viet Tribune Online

Khi mua nhà, có nên dựa theo phong thủy hay không?


June 18, 2009

Khi mua nhà, có nên dựa theo phong thủy hay không?

Trina Võ

Câu hỏi của chị Hồng ở San José:
“Trina thân, gia đình mình đang tìm mua nhà, nhưng có nghe nói là nên lựa một căn nhà đúng phong thủy để đem lại may mắn và tài lộc. Mình nghĩ Trina có nhiều kinh nghiệm với việc mua bán nhà cửa nên chắc chắn sẽ góp ý được cho mình. Xin cám ơn Trina rất nhiều”.

Thưa chị Hồng, khi chọn mua nhà bên cạnh việc chọn một học khu tốt cho con cái chúng ta cũng nên chú trọng về vấn đề phong thủy. Trina xin chia xẻ voi chi Hồng và quý đoc giả một vài khái niệm về phong thủy mà Trina đã sưu tập được qua sách báo và học hỏi từ nhiều thân chủ. Sau đây là những nguyên tắc phong thủy cơ bản và đơn giản mà người mua, thuê nhà nên biết.

TRƯỚC NHÀ THOÁNG ĐÃNG
Điều đắc cách nhất là phía trước nhà có nguồn nước chảy qua, hay biển cả, không cần phải gần bên, miễn là không bị vật gì cao che tầm nhìn. Nước cần trong sạch và chảy nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu không có nước, chỉ cần phía trước mặt có tầm nhìn rộng rãi, thoáng đãng. Trước sân nhà không nên có cây cổ thụ cao lớn chắn trước mặt.
Ở xa hơn trước mặt không nên có nhà cao ốc, có núi cao hoặc cầu freeway cao chạy qua. Những vật cao che trước mặt đều mang tính áp đảo, đe doạ làm ngăn cản sự thăng tiến. Kỵ nhất là núi đá lởm chởm hoặc nhà cao ốc có góc, cạnh bén nhọn hướng thẳng vào nhà minh. Đường xe chạy trước mặt phải chạy ngang qua nhà, không nên có đường hoặc lối đi hướng thẳng vào cửa nhà, hay còn gọi là T-section.

SAU LƯNG NHÀ ĐƯỢC BẢO VỆ
Phía sau lưng nhà, ngược lại, nên có vật cao che chắn, tượng trưng cho sự tựa lưng, được nâng đỡ, bảo vệ. Tốt nhất là toà nhà cao tầng ở phía sau nhà, hoặc núi cao, không cần ở gần sát bên, miễn là ở trong tầm nhìn.

HƯỚNG NHÀ HỢP VỚI ĐƯƠNG VẬN
Trong thời Hạ Nguyên, Bát Vận, từ năm 2004 đến 2023, những hướng “thịnh đạt” là Đông Bắc, Nam và Bắc. Vì vậy, nên chọn nhà có cửa chính hướng ra một trong những hướng này, trừ khi hướng đó kỵ với tuổi của chủ nhà.

NHÀ TRÁNH XA ÂM KHÍ
Những nơi tích tụ nhiều âm khí là nghĩa trang, nhà quàn, bệnh viện, sở cảnh sát, và rừng nhiều cây cổ thụ. Âm khí độc những nơi này tạo nên sự bệnh hoạn, u buồn, ủ rũ, và kém may mắn. Nhà nên tránh xa những nơi này. Cũng nên tránh nhà trong sân rộng có trồng nhiều cây cổ thụ rậm rạp. Nhà không nên quá rộng lớn so với nhu cầu và số người có trong gia đình. Nhà quá rộng lớn, dẫn đến nhiều không gian bị bỏ trống, thường tối tăm, không mở đèn, không có hơi ấm của người, cũng tạo chỗ tích tụ âm khí.

HÌNH DẠNG NHÀ / KHU ĐẤT XÂY NHÀ
Nên chọn căn nhà hoặc khu đất có hình vuông hoặc hình chữ nhật, tránh hình tròn, hình tam giác hoặc khu đất khuyết cạnh. Theo phong thuỷ, những góc nhọn, những chỗ khuyết đều phạm hung tướng. Tuỳ theo quái tượng tương ứng, chỗ khuyết có thể gây ảnh hưởng xấu đến gia vận, sức khỏe hoặc sự nghiệp của gia chủ hoặc một thành viên nhất định trong gia đình.
Riêng nhà hoặc khu đất có dạng hình thang tốt xấu sẽ khác nhau tuỳ theo đáy hẹp hay đáy rộng. Hình thang đáy rộng tức phần sau rộng hơn mặt có cửa trước được xem là cát tướng. Ngược lại nếu phần nhà sau hẹp hơn phần trước (đầu voi đuôi chuột) được cho là hung tướng có thể xấu cho sức khỏe hoặc gây sa sút cho gia vận về lâu dài.

CỬA CHÍNH, BẾP, TOILET, CẦU THANG
Cửa chính vào nhà không nên hướng thẳng vào cửa bếp, cửa toilet hoặc cầu thang. Người ta tin rằng những cách này có thể làm tiền của trôi theo những đường này ra ngoài. Ngoài ra, không nên chọn nhà có cầu thang xoắn ốc, nhất là khi cầu thang nằm ở giữa nhà.

Quí vị đang điên đầu vì nợ nhà chồng chất trả không nổi, hay nhà đang bị nguy cơ bị nhà băng kéo, hoặc tất cả những khúc mắc về mượn nợ, mua bán nhà cửa? Xin đừng quá lo lắng, hãy liên lạc ngay với Trina. Là một chuyên viêc địa ốc và làm loan chuyên nghiệp, Trina đã giúp cho rất nhiều quí vị giảm nợ xuống mức thấp nhất với những chương trình loan modification, hoặc mua nhà short sale, hay bank owned với giá thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Địa chỉ email của Trina là trinav@tuscanyre.com hoặc cellphone 408-828-7714

source

Viet Tribune Online

Chuyện đi mua căn hộ

Ngày 26.06.2009 Giờ 14:25

Chuyện đi mua căn hộ

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn địa ốc Savills, ở TP. HCM, năm 2003 có 2.510 căn hộ chung cư công bố bán, thì đến năm 2007, năm cực thịnh của thị trường này, có tới trên 8.500 căn hộ. Ảnh: AQ

SGTT - Ý định mua căn hộ của tôi xuất hiện ngay khi trở về Việt Nam sau một thời học tập và làm việc ở nước ngoài. Nhưng đó là năm 2007, khi cả nước đang phát sốt lên vì giấc mộng làm giàu. Đi đâu cũng nghe mọi người nói chuyện kiếm tiền. Khi thị trường chứng khoán đang hạ nhiệt, thì thị trường bất động sản lên cơn sốt, đặc biệt là ở các khu đô thị mới, cả đất nền lẫn căn hộ chung cư

Không có căn hộ giá rẻ

Giá các căn hộ chung cư trung – cao cấp trên thị trường thứ cấp trung bình tăng gấp đôi so với giá bán của chủ đầu tư. Giá đất nền dự án ở quận 7 mà bạn tôi mua vào năm 2005 khoảng 20 triệu đồng/m2, tăng lên khoảng 70 triệu đồng/m2. Đây là lúc những người đã mua đất, nhà vào thời điểm trước cơn sốt lâng lâng sống trong giấc mơ triệu phú, trong khi nhiều người vì sợ “lỡ chuyến tàu” trả bất kỳ giá nào để mua, và có những người như tôi, khi đọc những bản tin như vụ sắp hàng từ đêm trước, tranh giành đăng ký quyền mua căn hộ The Vista, phải thốt lên: “Điên hết rồi!”

Vào thời điểm đó, không nhiều người dám tiên đoán là giá sẽ xuống. Những người có kinh nghiệm đầu tư địa ốc ở Việt Nam cho rằng trong lịch sử thị trường địa ốc vài chục năm nay, giá hầu như không bao giờ giảm.

Cơn sốt địa ốc năm 2007 khiến cho giấc mơ sở hữu căn hộ của nhiều người trở nên xa vời. Nhưng mức độ đầu cơ quá lớn không đủ để nâng đỡ mãi mức cao chót vót này. Sau khi thị trường sụt giảm vào cuối năm 2008, mọi người đều khuyên nhau rằng “đây là thời điểm tốt để đi mua nhà”. Sau đợt lạm phát tăng cao và cú thắt chặt tín dụng khiến cho rất nhiều doanh nghiệp ngạt thở và một số “hy sinh”, một đại gia nói: “Sang năm 2009, là lúc xác chết đầy đường, tha hồ đi nhặt xác”. Nhưng giá nhà không hề rẻ. Ở Phú Mỹ Hưng, các dự án mới tung ra vẫn cao hơn giá cũ. Sky Garden, khu chung cư hạng trung, vẫn được chủ đầu tư bán với mức trung bình 28 triệu đồng/m2, tương đương với giá thị trường thứ cấp hoặc cao hơn. Trong thành phố, các dự án chung cư tương đương ở quận Bình Thạnh, Phú Nhuận… giá tuy giảm so với thời điểm sốt, nhưng vẫn cao hơn giá ban đầu của nhà đầu tư khoảng 50%. Theo tính toán đơn giản của giới trong ngành, các chủ đầu tư phát triển nhà đất có mức lợi nhuận bình quân 50% trên giá bán gốc (xem box thông tin bên dưới). Có nghĩa là ngay cả khi bạn mua căn hộ từ chủ đầu tư, căn hộ đó không hề rẻ. Không có căn hộ giá rẻ, chỉ có căn hộ với giá hợp lý vào thời điểm cụ thể của thị trường. Ở hầu hết mọi thời điểm đa số các căn hộ mua trực tiếp từ chủ đầu tư vẫn là với mục đích đầu cơ hơn là để ở.

Không có công bằng

Khi ký hợp đồng mua bán do chủ đầu tư soạn thảo, người mua đương nhiên phải chấp nhận hầu hết những điều khoản mà lợi thế cho nhà đầu tư hơn là cho người mua. Nói như một luật sư đã góp phần soạn thảo những hợp đồng này: “Hợp đồng không dựa trên nguyên tắc công bằng, nó dựa trên nguyên tắc đồng thuận”.

Lấy ví dụ, khi thị trường địa ốc trầm lắng như thời gian qua, đa số chủ đầu tư trì hoãn tiến độ thực hiện, mà người mua không làm được gì cả, chỉ biết thở dài nhìn vốn của mình bị chôn ở đó thêm hai, ba năm. Trong các hợp đồng, điều khoản phạt cho trường hợp giao nhà chậm áp dụng một mức lãi suất rất thấp, nhưng lãi suất phạt đối với trường hợp chậm nộp tiền của người mua thì lại rất cao. Đây chỉ là một trong những điều phi lý mà những người mua riêng lẻ không tự đấu tranh được, cần phải có hiệp hội đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ đối với giới đầu tư.

Một đặc điểm riêng của thị trường chung cư ở Việt Nam là thiếu chuẩn mực. Có một sự nhập nhằng trong khái niệm cao cấp hay trung cấp. Theo Savills: “chưa có một chuẩn mực quy định nào về các thiết bị cơ bản cần được trang bị trong một căn hộ”. Trên thị trường, mới chỉ có rất ít dự án mà người mua sau khi nhận nhà có thể dọn vào ở ngay mà không cần phải chỉnh sửa lại. Điều này đang thay đổi, vì người mua ngày càng hiểu biết, ý thức được quyền lợi của mình, và có yêu cầu cao hơn.

Lan Anh

Các chủ đầu tư địa ốc kiếm lời thế nào?

Thông thường, khi mua một khoảng đất, chủ đầu tư sẽ chỉ xây dựng được trên 50% diện tích đó. Có nghĩa là cứ 2m2 đất, thì người ta xây dựng được trên 1m2. Nếu tính giá đất trung bình 1.000 USD/m2, thì chi phi giá đất trong một dự án là khoảng 2.000 USD/m2.

Nếu dự án được xây dựng thành khu căn hộ 20 tầng, thì chi phí đất trên mỗi mét vuông sẽ là 100 USD (2.000 USD:20). Giá thành xây dựng của một căn hộ tương đối cao cấp hiện nay, theo một chuyên gia trong ngành, khoảng 500 – 600 USD/m2. Như vậy, khi chủ đầu tư bán giá căn hộ 1.300 USD/m2, là họ đã lãi gấp đôi. Khi giá nhà trên thị trường tăng thì chủ đầu tư cũng bán tăng giá lên. Khi thị trường xuống, chủ đầu tư làm chậm tiến độ lại để chờ thời, và lãi suất phạt mà người mua được hưởng thường chỉ bằng lãi suất cơ bản của ngân hàng. Ngay cả trong trường hợp giá vật liệu tăng đỉnh điểm trong quý 3/2008 khoảng 30%, thì chủ đầu tư vẫn an toàn.

Tính toán này không đưa ra kết luận rằng các công ty phát triển địa ốc đều có làm ăn tốt. Thành công của một công ty còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về quyết định kinh doanh, quản lý… Tuy nhiên, tính toán này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận của các dự án chung cư là rất cao, đặc biệt đối với những chủ đầu tư đã gom được đất trong thời kỳ giá thực sự rẻ mạt.

source

http://www.sgtt.com.vn/Detail35.aspx?ColumnId=35&NewsId=53364&fld=HTMG/2009/0625/53364

Saturday 18 July 2009

“Mạt” vì hàng Trung Quốc giá rẻ



Ngày 12.07.2009 Giờ 10:20

“Mạt” vì hàng Trung Quốc giá rẻ
SGTT - Chuộng đồ rẻ, sắc màu rực rỡ, bà Vân Phương ở quận 10 mua một loạt đồ sứ của Trung Quốc (TQ), bình hoa, chén đĩa, v.v... xài mới sáu tháng, bình hoa trên bàn thờ rỉ nước lộp độp, “may mà dàn máy dưới bàn thờ đựng trong tủ, phát hiện không kịp chắc cháy rồi”, bà Phương than
Hàng nội thất cao cấp của doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, chất lượng vật liệu tốt hơn hàng Trung Quốc có mẫu mã, giá cả tương đương. Ảnh: Lê Quang Nhật.
Bà Phương là người quen của ông kỹ sư Thái Văn Hải, đại diện chi nhánh sứ Hải Dương tại TP.HCM. Ông Hải nói, “bà Phương chê sứ của tôi mắc, đi mua ba cái đồ ba láp mang hoạ phải thôi”.
Tiền mất...
Ông Hải cho biết, đúng hàng cao cấp sứ Giang Tây TQ thì không chê vào đâu được — đây là cái nôi đồ gốm sứ lâu đời; “nhưng thị trường Việt Nam có đâu, toàn là hàng cấp thấp chẳng thương hiệu gì hết, giá rẻ, mẫu mã đa dạng, màu thì loè loẹt để che đậy cái chất kém bên trong xương nên mau hỏng, dễ vở”. Để sản xuất sứ có hai yếu tố quan trọng, hàng tốt phải nung đến 1.300 độ C, hàng tồi chỉ nung chừng 800 độ C và nguyên liệu phải được chọn lọc, loại trừ kim loại nặng... Hàng cấp thấp không bao giờ đạt hai chỉ tiêu trên và thường do các cơ sở sản xuất địa phương bên TQ làm.
Bà Nữ — chủ nhà may trong hẽm ở Q.3 phải thay hai tấm kính tráng thuỷ to trong phòng thử đồ. “Vì khách chê sao nhìn mặt mình thấy nó méo dài ra, em phải kêu cả nhà soi thử và đúng vậy”, bà Nữ kể tiếp, phải ra tiệm kiếng lớn giao kèo trước, nếu bị méo lệch, sẽ không mua; “từ đó mới đúng hàng”.
Không chỉ là kính tấm nguyên liệu, hàng TQ còn có hàng bộ trọn gói cho nhà tắm từ kính soi, lavabo, tủ, kệ kính... và không theo tiêu chuẩn nào cả, chỉ là hàng trôi nổi; người mua và bán tự thoả thuận. Ông Đoàn Đình Quốc, giám đốc công ty kính Đình Quốc cho biết, hàng kính trọn bộ của TQ tràn lan thị trường, nhưng chất lượng không đồng đều - tốt có, xấu cũng ê hề.
Tật mang
Chủ tiệm Q. bán đồ điện gia dụng trên đường Nguyễn Trãi Q.5 cho rằng, không riêng gì ở Q. rất nhiều nơi đều có bán hàng của TQ vì giá rẻ, ai có tiền thì mua đồ tốt; còn giá rẻ thì làm sao mà tốt được, “tôi cũng nói thẳng với khách hàng điều đó!”. Ông chủ ví dụ, biết bao trường hợp, chỉ đơn giản như cái đuôi đèn hàng rẻ tiền, lẽ ra cái lưỡi gà bằng đồng trong đuôi đèn đó phải đủ đàn hồi để lưỡi gà ép sát vào mạch cuối của bóng đèn; nhưng vặn cái đèn vào rồi, mở ra, lưỡi gà nằm ngay đơ, khi đó đuôi bóng sẽ ép “chập chờn” vào lưỡi gà, khi chập khi không dễ bị cháy bóng, thậm chí nẹt điện, nổ! Hoặc đèn huỳnh quang có chấn lưu (tăng phô), trong ruột nó hàng tốt, dây thường làm bằng đồng để giảm nóng nhưng hàng giá rẻ làm dây nhôm — sinh nhiệt cao, gây nóng cháy. Hoặc phích cắm, đồ rẻ chất lượng kém thường đúc, có khi rút ra thì hai cọc đồng nằm lại trong ổ cắm; chứng tỏ dây điện nối với cọc mong manh, dễ bị nóng chảy.
“Dựng chiếc xe máy lên, nghe cái rắc — tấm gạch men bể; đặt nặng tay cái ghế gỗ căm xe xuống nền — gạch cũng nứt!”, ông Chín Đô ở Q.2 ngao ngán nói. Số là khi xây nhà năm 2000 kinh phí eo hẹp, ông Đô mua gạch men TQ cho rẻ, lát cả trăm mét vuông nền nhưng chưa được hai năm đã xuống cấp; màu, men bạc trơ xương — lộ phần đất nung ra. Nay nhà đã thay lại toàn bộ gạch granit trong nước sản xuất, “xài bốn năm nay rồi vẫn mới nguyên”, ông Đô nói tiếp, “giờ có ai cho không ba cái gạch dỏm đó cũng không thèm, chỉ tội tốn công, ximăng, cát!”.
Nguyễn Tâm
SOURCE